Blogs Blogs

Thai ngoài tử cung: Làm sao phát hiện và điều trị như thế nào

Thai ngoài tử cung là tình trạng túi thai nằm ngoài buồng tử cung, có thể thai nằm trong ổ bụng, ở tai vòi, ở buồng trứng.

I. Những bạn nào có nguy cơ bị thai ngoài tử cung:

+ Có khuyết tật trên tai vòi như: gập khúc, teo, quá dài….

+ Có phẩu thuật trước đó trên tai vòi như: trong phẩu thuật mổ bảo tồn tai vòi do thai ngoài lần trước, trong mổ tái tạo tai vòi (do tắc vòi trứng, viêm dính ứ dịch vòi trứng, nối ống dẫn trứng).

+ Trước đó có dùng dụng cụ tử cung, nạo hút lòng tử cung.

+ Trước đó có viêm nhiễm nặng vùng chậu (áp xe phần phụ, viêm phần phụ), viêm nhiễm cổ tử cung âm đạo.

+ Quan hệ với nhiều bạn tình.

Thai ngoài tử cung

 

II. Các dấu hiệu nghĩ nhiều đến thai ngoài tử cung:

+ Trễ kinh

+ Đau bụng: có thể đau âm ỉ nhiều ngày nhưng cũng có thể đau đột ngột và gây choáng.

+ Rong huyết: thường ra rỉ rả kéo dài hiếm khi ra nhiều.

+ Thử que thử thai: có 2 vạch.

+ Thử máu: nội tiết (beta HCG) có thai cao: nếu beta trên 1500 miu/ml thì siêu âm đầu dò âm đạo phải thấy thai, nếu beta trên 6500 miu/ml siêu âm ngã bụng phải thấy thai, nếu không thấy thì phải nghi ngờ thai ngoài.

+ Siêu âm: không thấy thai trong lòng tử cung, thấy hoặc không thấy khối nằm bên cạnh tử cung. Có thể thấy dịch ổ bụng hay dịch cùng đồ.

Chi phí phá thai bao nhiêu tiền

Ưu đãi gói khám tổng quát 320k và giảm ngay 30% chi phí tiểu phẫu/ Tư vấn: 0366.655.499 gọi & Kb Zalo (miễn phí)

III. Điều trị như thế nào:

+ + Khi bạn nghi ngờ bị thai ngoài tử cung nên khám ở các bệnh viện hay phòng khám chuyên khoa sản. Nếu chẩn đoán thai ngoài phần lớn sẽ được nhập viện để theo dõi và điều trị: Bạn sẽ được xét nghiệm máu, beta hcg, siêu âm thường xuyên để theo dõi điều trị.

+ + Có mấy cách điều trị thai ngoài tử cung:

 Tùy mức độ bệnh mà có các cách sau:

A. Theo dõi thai ngoài tiến triển:

** Điều kiện để theo dõi:

– Khối thai ngoài nhỏ.

 – Nồng độ beta hcg thấp.

– Tình trạng mạch, huyết áp bệnh nhân ổn, không đau bụng nhiều.

– Nồng độ beta hcg giảm nhiều sau 2 ngày.

** Cách theo dõi:

– Nếu đáp ứng tất cả các điều kiện trên bạn sẽ được xuất viện, tái khám mỗi một tuần.

– Bạn sẽ làm gì khi tái khám:

. Siêu âm: xem khối thai có giảm kích thước hay tăng.

. Thử máu, beta hcg.

Nếu siêu âm khối thai nhỏ và beta giảm tiếp, bạn sẽ được theo dõi mỗi tuần cho đến khi khối thai và beta hcg âm tính.

– Nếu trong quá trình theo dõi khối thai lớn hơn, beta hcg tăng, đau bụng, thiếu máu bạn sẽ được nhập viện để điều trị.

Bệnh mang thai ngoài tử cung

 

B. Điều trị bằng thuốc:

1. Chỉ định điều trị:

* Khi thể trạng bệnh nhân ổn, không đau bụng quá nhiều.

* Siêu âm bụng không nhiều dịch, khối thai không quá lớn, không có phôi thai – tim thai trong khối thai ngoài.

* Nồng độ beta hcg không quá cao.

2. Điều trị như thế nào:

* Thử máu đánh giá chức năng (gan, thận, hệ tạo máu), siêu âm trước và sau điều trị.

*  Điều trị thành công khi: beta giảm nhanh và nhiều, siêu âm khối thai nhỏ, bệnh nhân ngày càng giảm đau bụng, thể trạng bệnh nhân tốt lên

*  Điều trị thất bại: khi đau bụng nhiều, khối thai vỡ chảy máu ổ bụng, hay beta cứ tăng dần thì chuyển mổ.

3. Điều trị bằng phẩu thuật:

*Khi nào mổ:

– Khi thai ngoài vỡ, có dấu hiệu choáng (mạch nhanh, vã mồ hôi, chóng mặt, huyết áp hạ).

– Siêu âm thấy phội và tim thai trong khối thai ngoài.

– Đau bụng nhiều, siêu âm có dịch nhiều ổ bụng.

– Có kèm thai trong lòng tử cung.

– Đang cho con bú.

– Dị ứng Methotrexatee.

– Bệnh lý nội khoa nặng, suy giảm miễn dịch, không sử dụng được thuốc

* Khi nào mổ mở bụng:

– Trường hợp choáng quá nặng.

– Bệnh lý nội khoa không phù hợp cho mổ nội soi.

– Viêm dính quá nặng.

* Khi nào mổ nội soi:

– Phần lớn bệnh nhân hiện nay đều mổ nội soi.

– Tùy tình trạng khi mổ mà bác sĩ bảo tồn hay cắt tai vòi, hay xén góc tử cung.

IV. Theo dõi và khi nào có thai lại sau mổ thai ngoài:

1. Theo dõi:

– Tái khám 1 tháng sau mổ.

– Điều trị hết tình trạng viêm nhiễm cổ tử cung, âm đạo, vùng chậu.

– Bạn giữ giấy xuất viện để báo cho bác sĩ khi bạn có thai lại.

2. Khi nào có thai lại:

– Nếu thai ngoài nằm ở tai vòi, chỉ cắt đơn thuần vòi trứng: 6 tháng bạn có thể có thai lại và có thể sanh thường được.

-Nếu thai ngoài nằm đoạn kẻ hay sát góc: bác sĩ ghi có xén góc tử cung trong lúc mổ (thường ghi trên giấy xuất viện), phải để 2 năm mới có thai, phải mổ khi thai gần ngày sanh.

Ưu đãi 320k và giảm ngay 30% chi phí tiểu phẫu và gọi ngay số 0366.655.499 miễn phí

Previous
Comments